Chuyển đến nội dung chính

Carlsberg – Wikipedia tiếng Việt


Bên trong của một trong những cửa Carlsberg


Carlsberg là tên Công ty sản xuất rượu bia của Đan Mạch, được J.C.Jacobsen thành lập năm 1847, trụ sở tại Copenhagen. Sau khi mua hãng bia Orkla ASA của Na Uy (tháng 1/2001), Carlsberg là hãng bia lớn thứ 5 thế giới. Công ty sử dụng trên 31.000 nhân viên. Sản phẩm của Công ty có mặt tại thị trường 60 quốc gia [2]. Sản phẩm chính của công ty là bia Carlsberg, nhưng cũng có nhãn hiệu bia Tuborg và các nhãn hiệu bia địa phương khác
[3]





Công ty được thành lập trong năm 1847 với nhà máy bia ban đầu ở Copenhagen, nhưng vị trí chật hẹp và vấn đề gây ô nhiễm môi trường, nên J.C.Jacobsen đã xin vua Đan Mạch cho phép dời tới Valby (cách trung tâm Copenhagen mấy km về phía tây, nơi có đường xe lửa đi qua. Ngày 10.11.1847 mẻ bia đầu tiên ra lò. Năm 1868 công ty bắt đầu xuất cảng bia ra nước ngoài. Năm 1875 công ty lập Phòng thí nghiệm Carlsberg, chuyên nghiên cứu hóa sinh, nhất là những gì liên quan tới sản xuất bia)Năm 1883 Phòng thí nghiệm này nuôi được men bia gọi là "Saccharomyces Carlsbergensis".

Con trai của J.C.Jacobsen là Carl Jacobsen cũng kinh doanh trong ngành. Năm 1871 người con thuê 1 nhà máy phụ của cha (ở Valby) để sản xuất riêng vì hai cha con không nhất trí về chất lượng của bia. Người cha cho rằng không thể rút ngắn thời gian ủ bia trong kho (ảnh hưởng tới chất lượng), nhưng người con muốn rút ngắn thời gian này để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường. Năm 1880, J.C.Jacobsen không cho con thuê nhà máy phụ đó nữa. Carl liền xây 1 nhà máy mới ngay bên cạnh 2 nhà máy của cha. Quan hệ giữa 2 cha con không mấy tốt đẹp, mãi 19 năm sau khi cha chết, 2 hãng Carlsberg của cha và con mới hợp nhất (năm 1906)

Năm 1968 công ty mua nhà máy bia Wiibroe (bắc đảo Zealand) và bắt đầu lập nhà máy sản xuất bia Carlsberg ở nước ngoài tại thành phố Blantyre, (Malawi)[4]. Vài logo nguyên thủy của Carlsberg có hình Con Voi và Chữ Vạn (chữ thập ngoặc). Việc dùng logo chữ Vạn ngưng từ thập niện 1930 vì hình này liên quan tới đảng chính trị ở Đức.

Carlsberg cùng với hãng bia Scottish & Newcastle làm chủ hãng bia Baltic Beverages Holding, hãng này có 19 nhà máy, trong đó 10 tại Nga, 4 tại các nước vùng Baltic, 3 tại Ukraina, 1 ở Kazakhstan và 1 ở Uzbekistan.Carlsberg mua hãng bia Tuborg năm 1970[4], hãng bia nhỏ "Hannen-Brauerei" (Đức) (năm 1988) và hãng bia Tetley của Anh năm 1992. Công ty cũng có 1 nhà máy ở Ashkelon (Israel) và bắt đầu sản xuất bia từ năm 1994 cho thị trường này. Công ty cũng có 2 nhà máy bia tại Thượng Hải (sản xuất từ năm 1998) và Huizhou (Trung Quốc). Trước kia, công ty cũng có 1 nhà máy tại Hồng Kông, nhưng đã đóng cửa từ năm 1999 vì chi phí sản xuất quá cao. Năm 2000 công ty mua hãng bia "Fekdschlösschen" (Thụy Sĩ). Năm 2001 mua 60% hãng Orkla ASA (Na Uy) và tới năm 2004 mua trọn vẹn hãng này (14,8 tỷ krone Đan Mạch). Công ty cũng nắm hãng "Holsten-Brauerei" của Đức để có thị trường vững chắc ở Bắc Đức

Năm 2007, công ty sản xuất 82 triệu hl. bia, doanh thu đạt 104 tỷ krone Đan Mạch, lợi nhuận của công ty tăng 31% đạt 10,4 tỷ krone Đan Mạch[5].

Tháng 4 năm 2008 Carlsberg và hãng cạnh tranh Heineken International đã thỏa thuận mua hãng Scottish & Newcastle với giá 10,3 tỷ euro, do đó Carlsberg sẽ nắm 50% vốn của hãng Baltic Beverages Holding, hãng "Kronenbourg" của Pháp và hãng "Mythos" của Hy Lạp

Từ năm 2008, công ty đã dọn về thành phố Fredericia (đông nam bán đảo Jutland), ngoại trừ nhà máy nhỏ Husbryggeriet Jacobsen vẫn còn ở Valby. Hãng bia cũ ở Copenhagen đã từng đón tiếp nữ hoàng Elizabeth II và thủ tướng Winston Churchill của Anh tới thăm.



Qua các công ty con mà Carlsberg sở hữu toàn phần hoặc từng phần, công ty đã có thị phần ở nhiều nước và bán nhiều nhãn hiệu bia:


Ngoài ra còn liên doanh sản xuất bia Halida (Việt Nam), Chang Beer (Thái Lan), Okocim, Bosman (Ba Lan), Pan (Croatia), Saku Estonia), Skol (Brasil), Troy, Vole và Venüs (Thổ Nhĩ Kỳ)



Carlsberg là nhà bảo trợ chính cho:







Bản mẫu:OMX Copenhagen 20 campanies
Bản mẫu:Danish Beer






Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thời kỳ Heian – Wikipedia tiếng Việt

Thời kỳ Heian ( 平安時代 , Heian-jidai , âm Hán Việt: Bình An thời đại) là thời kì phân hóa cuối cùng trong lịch sử Nhật Bản cổ đại, kéo dài từ năm 794 đến 1185. Đây là thời kỳ đạo Khổng và các ảnh hưởng của Trung Quốc phát triển tới đỉnh cao. Thời kì Heian cũng được coi là giai đoạn đỉnh cao của quyền lực Nhật hoàng, đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật, thơ ca và văn học. Heian ( 平安 , Heian) trong tiếng Nhật có nghĩa là "hòa bình" hoặc "yên bình". Heian kế tiếp thời kỳ Nara, bắt đầu từ năm 794 sau khi Nhật hoàng thứ 50, Kammu, rời kinh đô Heijō-kyō ( 平城京 , Bình Thành Kinh ở Nara) tới Heian kyō ( 平安京 , Bình An kinh thành phố Kyoto ngày nay). Đây được coi là một dấu son trong văn hóa Nhật Bản, được các thế hệ sau ghi nhớ ngưỡng mộ. Thời kỳ Heian cũng đánh dấu sự thăng hoa của tầng lớp samurai, tầng lớp sau cùng sẽ chiếm đoạt quyền lực và bắt đầu thời kì phong kiến ở Nhật Bản. Về cơ bản, quyền lực tối cao do Nhật hoàng nắm giữ. Nhưng trong thực tế, dòng họ quý tộc Fu

Bất hòa nhận thức - Wikipedia

Trong lĩnh vực tâm lý học, sự bất hòa về nhận thức là sự khó chịu về tinh thần (căng thẳng tâm lý) của một người đồng thời nắm giữ hai hoặc nhiều niềm tin, ý tưởng hoặc giá trị trái ngược nhau. Sự khó chịu này được kích hoạt bởi một tình huống trong đó một người niềm tin xung đột với bằng chứng mới mà người đó cảm nhận được. Khi đối mặt với những sự thật mâu thuẫn với niềm tin, lý tưởng và giá trị cá nhân, mọi người sẽ tìm cách giải quyết mâu thuẫn để giảm bớt sự khó chịu của họ. [1] [2] Trong Lý thuyết về sự hỗn loạn nhận thức (1957), Leon Festinger đề xuất rằng con người phấn đấu cho sự nhất quán tâm lý bên trong để hoạt động tinh thần trong thế giới thực. Một người trải qua sự không nhất quán bên trong có xu hướng trở nên khó chịu về mặt tâm lý, và do đó được thúc đẩy để giảm sự bất hòa về nhận thức, bằng cách thay đổi để biện minh cho hành vi căng thẳng, bằng cách thêm các phần mới vào nhận thức gây ra sự bất hòa về tâm lý, hoặc bằng cách chủ động tránh các tình huống xã hội

Giải vô địch bóng đá châu Âu 1984 – Wikipedia tiếng Việt

Giải vô địch bóng đá châu Âu 1984 UEFA Championnat Européen de Football France 1984 Thông tin chung Nước chủ nhà   Pháp Thời gian 12 – 27 tháng 6 Số đội 8 Địa điểm thi đấu 7  (tại 7 thành phố chủ nhà) Vị trí chung cuộc Vô địch   Pháp (lần thứ 1) Á quân   Tây Ban Nha Thống kê Số trận đấu 15 Số bàn thắng 41  (2.73 bàn/trận) Khán giả 599.669  (39.978 khán giả/trận) Vua phá lưới Michel Platini (9 bàn) Giải vô địch bóng đá châu Âu 1984 ( Euro 1984 ) là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ bảy do UEFA tổ chức 4 năm một lần. Vòng chung kết diễn ra tại Pháp từ ngày 12 đến ngày 27 tháng 6 năm 1984. Tại giải, đội tuyển Pháp dưới sự dẫn dắt của Michel Platini giành chức vô địch châu Âu đầu tiên của mình. Còn Tây Đức trở thành đội đương kim vô địch đầu tiên bị loại ở ngay từ vòng bảng. Các quốc gia lọt vào vòng chung kết Euro 1984 Các quốc gia tham dự vòng chung kết lần này gồm: Vòng đấu bảng [ sửa | sửa mã nguồn ] Đội giành quyền vào vòng trong. Bảng A [ sửa | sửa mã nguồn ] Đội Pld W D L